Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp. Biểu hiện: sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm nên trẻ dễ mắc các biến chứng.
- Dịch tễ học:
– Đường lây: Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch.
– Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm não,… có thể gây nên tử vong.
– Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là điều trị triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.
- Các dấu hiệu nhận biết bệnh sởi:
– Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
+ Sốt cao > 39°C.
+ Viêm long đường hô hấp trên: chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng
+ Chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
+ Ban mọc theo thứ tự:
- Ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, tai
- Ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay
- Ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.
+ Đặc điểm của ban: dát sẩn trên da, ít hay nhiều tùy từng trường hợp
+ Khám niêm mạc miệng có thể có hạt Koplik
“Ảnh minh họa”
- Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi:
– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ.
– Khó thở, thở nhanh, tím tái môi
– Mệt mỏi, bỏ ăn uống, lơ mơ, li bì, co giật, nôn nhiều …
-Tiêu chảy nhiều lần, mệt lả, khát, phân có máu…
– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.
- Chăm sóc và theo dõi trẻ bị bệnh tại nhà.
Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.
– Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C
– Nhỏ mắt và nhỏ mũi bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
– Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ, cắt móng tay tránh trẻ gãi làm xước da.
– Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
– Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
– Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù đủ các chất dinh dưỡng.
– Bổ sung Vitamin A để dự phòng, giúp bảo vệ mắt:
+ Trẻ dưới 6 tháng : uống 50.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ 6- 12 tháng : uống 100.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ ngày x2 ngày liên tiếp.
- Phòng bệnh.
- Tiêm vac xin.
– Tiêm vacxin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất.
– Tiêm vaccin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
– Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường
– Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
– Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi.
– Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi.
– Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.
Nhằm mang đến dịch vụ chăm sóc chu đáo nhất cũng như giúp quý khách hàng yên tâm trong quá trình thăm khám và điều trị. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY CP. BỆNH VIỆN QUỐC TẾ NHÂN ĐỨC
Địa chỉ: Khu Lãm Làng, P. Vân Dương, TP. Bắc Ninh
Tel: 1900636255, Hotline: 0888456115
Email: clinic.nhanduc@gmail.com
Wedsite: http://benhvienquoctenhanduc.com/