logo
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Viêm họng là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao trong số những căn bệnh về đường hô hấp của trẻ em hiện nay. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ để nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra vì hệ miễn dịch của con còn chưa hoàn thiện.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp ở trẻ

Viêm họng cấp là hiện tượng viêm nhiễm ở các mô và cấu trúc bên trong vòm họng của trẻ. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và bệnh viêm họng cấp được chia thành 2 dạng chính là:

Viêm họng cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em

1.1. Do nhiễm trùng Trong trường hợp này, thủ phạm chính gây ra bệnh viêm họng cấp ở các bé là virus và vi khuẩn:

– Virus chiếm 70% – 80% trường hợp trẻ bị viêm họng cấp, chủ yếu là do virus sởi, cúm, Adenovirus,… Phần lớn những trường hợp viêm họng cấp do virus gây ra thường nhẹ và sẽ giảm dần sau khoảng 2 – 5 ngày.

– Liên cầu khuẩn Streptococcus là tác nhân chính gây ra bệnh viêm họng cấp ở các bé. So với nguyên nhân do virus gây ra thì liên cầu khuẩn thường nặng hơn với những dấu hiệu như cổ họng đau rát, sưng đỏ, amidan bị sưng, nôn mửa,…

1.2. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, những trẻ mắc bệnh viêm họng cấp còn có thể là do:

– Thời tiết và nhiệt độ thay đổi một cách thất thường.

– Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm.

– Thường xuyên uống đồ quá lạnh.

– Đang ở trong môi trường nóng rồi đột ngột chuyển sang phòng máy lạnh.

– Trẻ nhỏ không chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay không đúng cách, không dùng xà phòng hoặc không rửa tay thường xuyên,… nên không diệt hết tất cả các loại vi khuẩn gây hại.

– Trẻ nhỏ có tiền sử mắc các bệnh về tai mũi họng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp ở trẻ

2. Dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị viêm họng cấp

Theo các chuyên gia, dấu hiệu ban đầu của bệnh ở trẻ nhỏ thường là: quấy khóc bú kém, chán ăn, chảy nước mắt, nước mũi, ho, sốt, có thể sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, hay nôn trớ, mệt mỏi, không tươi tỉnh. Với những trẻ lớn hơn, con sẽ xuất hiện những biểu hiện như: ho khan, giọng bị khàn, nổi hạch ở cổ, nghẹt mũi, sổ mũi, amidan sưng to, đau rát cổ họng, đau họng khi nuốt.

3. Cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ

Khi thấy các bé có những dấu hiệu kể trên, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Theo các bác sĩ, có tới 70 – 80% trường hợp trẻ bị viêm họng cấp là do virus, chủ yếu là cúm C, B, Adenovirus, Rhinovirus,… Với những trường hợp như vậy, bố mẹ không nên cho con uống thuốc kháng sinh hay thuốc kháng viêm Corticoid từ đầu vì chúng không chỉ không có tác dụng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, cũng như làm tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Do đó, bố mẹ chỉ cần cho con uống các loại thuốc nhằm làm giảm nhẹ dấu hiệu sốt và bù thêm chất điện giải và nước.

Ngoài việc tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, khi chăm sóc cho trẻ bị viêm họng cấp, bố mẹ cần phải lưu ý một số điều sau:

– Cho con nghỉ ngơi nhiều.

– Với những trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ, mẹ nên tăng số lần bú trong ngày cho con.

– Với những trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước và ăn những loại thực phẩm dễ nuốt, mềm, giàu dinh dưỡng.

– Làm dịu và sạch cổ họng cho con bằng nước muối sinh lý.

– Pha nước ấm với mật ong hoặc chanh có thể điều trị bệnh viêm họng cấp ở những trẻ trên 1 tuổi.

– Cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ đã chỉ định. Bình thường, bệnh viêm họng cấp ở các bé sẽ ổn định sau khoảng 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên, bố mẹ vẫn phải theo dõi sát sao diễn biến của bệnh để phát hiện sớm những triệu chứng bất thường. Bố mẹ nên cho con đi khám khi trẻ bị viêm họng cấp

4. Cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp ở các bé

Trên thực tế, việc phòng ngừa bệnh viêm họng cấp ở các bé có thể được thực hiện thông qua điều chỉnh một số thói quen thường ngày như:

– Nhắc nhở con súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ ngày bằng nước muối ấm. Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ hàng ngày, nhất là những khu vực như tai mũi họng.

– Che chắn cẩn thận cho con trước khi ra đường.

– Duy trì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cho con.

– Dạy con ý thức tự vệ sinh cá nhân và hình thành thói quen này ngay từ nhỏ.

– Với những trẻ lớn, bố mẹ nên nhắc nhở con rửa tay và vệ sinh thân thể thường xuyên, không được chạm vào mũi, mắt, miệng nếu chưa rửa tay sạch sẽ.

Nhắc nhở con bỏ rác đúng nơi quy định và tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan về căn bệnh viêm họng cấp ở trẻ. Tốt nhất, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị viêm họng cấp, bố mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: CÔNG TY CP. BỆNH VIỆN QUỐC TẾ NHÂN ĐỨC

Địa chỉ: Khu Lãm Làng, P. Vân Dương, TP. Bắc Ninh

Tel: 1900636255, Hotline: 0888456115

Email: clinic.nhanduc@gmail.com

Wedsite: http://benhvienquoctenhanduc.com

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận