1, Trẻ mọc mụn ở trán do bị rôm sảy
Trẻ mọc mụn ở trán do bị rôm sảy
Rôm sảy
là căn bệnh rất phổ biến ở sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt rất hay gặp ở những bé dưới 3 tháng tuổi, đó chính là các mụn nhỏ mọc trên trán, nhỏ lấm tấm, hơi sẩn, có màu hồng hoặc hơi đỏ, mọc từng đám. Nguyên nhân khiến bé mọc rôm sảy là do thời tiết nắng nóng cộng thêm thân nhiệt bé tăng cao, mồ hôi tiết ra nhiều nhưng lại không thoát ra hết được dẫn tới ứ đọng trong ống bài tiết, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, bít kín lỗ chân lông khiến làn da nổi mụn. Mụn rôm sảy thường mọc nhiều ở những vị trí tiết nhiều mồ hôi như trán, cổ, ngực, các nếp gấp cơ thể.
2, Trẻ mọc mụn ở trán do bị mụn sữa
Trẻ mọc mụn ở trán do bị mụn sữa
Mụn sữa hay còn gọi là nang kê, biểu hiện cụ thể đó chính các hạt màu trắng đục nằm ở dưới da hoặc các chấm trắng nổi lên trên các vùng da, thường gặp nhất là ở trán, mũi hoặc là hai bên gò má. Sở dĩ các mụn sữa hay mọc ở trán là do tuyến nang nông ở trẻ đang trong quá trình học bài tiết nên tiết nhiều bã nhờn, bã nhờn bị ứ đọng lại dưới da khiến da mọc mụn. Tuy nhiên các mẹ không nên lo lắng với các mụn sữa này bởi chúng sẽ biến mất sau vài tuần và không nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ. Nhưng mẹ cũng cần chú ý tắm rửa sạch sẽ cho bé, dùng khăn bông mềm lau rửa nhẹ nhàng hàng ngày.
3, Trẻ mọc mụn ở trán do bị chàm sữa
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, triệu chứng nổi bật khi trẻ bị chàm sữa đó là sự xuất hiện của các nốt mụn nhỏ li ti ở hai bên má rồi sau đó lan đến cằm và trán. Các mụn này sẽ nhanh chóng bị vỡ ra khiến da bé trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nguyên nhân gây chàm sữa rất phức tạp nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đó là do yếu tố di truyền. Khi bị chàm sữa thì trẻ thường bị ngứa ngáy, khó chịu, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị nhiễm khuẩn da, ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé.
4, Trẻ mọc mụn ở trán do mụn nhọt
Khi trán trẻ mọc mụn nhọt tức là vùng trán đã bị viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, thường là do tụ cầu gây nên. Lúc mới đầu thì các mụn nhọt này chỉ là các mụn đỏ, sưng, gây đau khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc, sau đó mềm vỡ ra chảy mủ và tạo thành sẹo. Khi bị mụn nhọt thì chứng tỏ bên trong mụn có chứa vi khuẩn, nếu không có cách đối phó kịp thời sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vào máu.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được trẻ nhỏ mọc mụn ở trán là bị bệnh gì? Dựa vào đó có thể sớm phát hiện cũng như kịp thời đối phó với mụn. Cha mẹ cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, thay quần áo thường xuyên, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. N
goài ra nếu sau 1 thời gian mà mụn tiến triển nặng thì cần đưa con tới gặp bác sỹ để được tư vấn về cách điều trị.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: CÔNG TY CP. BỆNH VIỆN QUỐC TẾ NHÂN ĐỨC
Địa chỉ: Khu Lãm Làng, P. Vân Dương,
TP. Bắc Ninh Tel: 1900636255, Hotline: 0888456115
Email: clinic.nhanduc@gmail.com
Wedsite: http://benhvienquoctenhanduc.com