Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?
viêm da tiếp xúc là một loại bệnh phổ biến về da, trong đó người mắc sẽ bị kích ứng, mẩn ngứa, đau rát và nứt nẻ phần da bị viêm khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích ứng.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh viêm da tiếp xúc có xu hướng tăng dần. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 1,5 - 5,4% dân số mắc phải bệnh lý này. Tại Việt Nam, số người mắc bệnh cũng gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân vì môi trường sống ngày càng ô nhiễm, khói bụi, khí hậu thay đổi thất thường…
Không giống nhiều bệnh da liễu khác, bệnh lý này chỉ gây tổn thương tại vùng da tiếp xúc với chất gây dị ứng, kích ứng. Chỉ trong trường hợp bệnh gây ra những tổn thương nghiêm trọng thì mới làm vùng da lân cận bị phát ban, mẩn đỏ, kích ứng.
Bệnh viêm da tiếp xúc có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhất là những người có sức đề kháng yếu hay cơ địa nhạy cảm. Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh:
• Bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.
• Những người trên 70 tuổi dễ bị viêm da tiếp xúc do dị với các loại thuốc kháng sinh bôi tại chỗ.
• Những công nhân thường xuyên tiếp xúc với kim loại, hóa chất, thợ sơn, thợ làm tóc, nhân viên vệ sinh,…
Phân loại và nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc
Hiện nay bệnh viêm da tiếp xúc được chia thành 4 dạng chính với những đặc điểm và nguyên nhân cụ thể như sau:
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Là chứng bệnh xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với các hoá chất mà ta tiếp xúc. Bệnh thường xảy ra khi cơ địa nhạy cảm với các thành phần hoá học của dị nguyên. Các chất gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng bao gồm:
• Một số hợp chất làm nên các đồ trang sức (đồng hồ, vòng tay, nhẫn,...) như vàng, niken,..
• Một số thành phần có trong nước hoa, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc,...
• Phấn hoa.
• Da tiếp xúc với nọc độc côn trùng hay những loại thực vật có chứa độc tính, như nhựa của cây sồi.
• Dị ứng với một số loại thuốc ngoài da…
Viêm da tiếp xúc kích ứng
Thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các loại dung môi, hóa chất gây kích ứng, chất tẩy rửa,.... Loại viêm da này khá phổ biến, không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái, khó chịu và làm mất thẩm mỹ do có thể để lại sẹo. Bệnh thường phổ biến ở những người có cơ địa (tiền sử mắc bệnh chàm dị ứng), da nhạy cảm và thường bị tổn thương.
Nguyên nhân dẫn đến viêm da tiếp xúc kích ứng thường là do:
• Axit có trong các loại pin.
• Một số loại chất dịch của cơ thể, nước tiểu, nước bọt,...
• Nước sơn móng tay.
• Những chất tẩy rửa mạnh như bột thông cống,…
• Nhựa, epoxy, chất dẻo…
Viêm da tiếp xúc ánh sáng
Là một dạng viêm da hiếm gặp, xuất hiện khi ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn tia khác chiếu trực tiếp lên da gây nên tình trạng đỏ da, khô da, đau rát. Bản chất của bệnh là một dạng viêm da do phản ứng quang hóa. Cụ thể bệnh xuất hiện do tiếp xúc với hóa chất hoặc cây trồng, sau đó phơi nhiễm ánh nắng (có tia tử ngoại UV) gây ra.
Viêm da tiếp xúc ánh sáng có thể gặp ở tất cả mọi người. Tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao là những người thường xuyên tiếp xúc với một số loại cây như cà rốt, cần tây, rau mùi, mùi tây, sung,... và có tiếp xúc với ánh sáng.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Xảy ra khi có sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc nấm vào cơ thể gây viêm da và bội nhiễm. Đây là là tình trạng nặng nhất của bệnh viêm da tiếp xúc, có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, gây ảnh hưởng sức khỏe và khả năng để lại sẹo là rất cao.
Bệnh có thể xuất hiện tại nhiều vùng da, thậm chí là lây lan ra toàn cơ thể. Ngoài những tổn thương trên da, người bệnh có thể bị sốt, nổi hạch, đau nhức. Nguyên nhân dẫn tới viêm da tiếp xúc bội nhiễm chủ yếu là do:
• Người bệnh chưa biết cách xử lý vùng da bị viêm.
• Thường xuyên cào gãi khi mụn nước đã vỡ.
• Không giữ vệ sinh sạch sẽ.
• Tiếp xúc với các kim loại, hóa chất,... gây bệnh.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc nói chúng cũng có thể do yếu tố cơ địa, gen di truyền. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình của bạn mắc các bệnh dị ứng (viêm mũi dị ứng, hen, mề đay, viêm da dị ứng…) thì con của họ cũng dễ bị mắc bệnh viêm da tiếp xúc.
Điều này xảy ra do hàng rào chức năng của da bị suy yếu, khiếm khuyết filaggrin hoặc tế bào lympho tcd4 khiến cơ thể dễ bị kích ứng, giải phóng ra các kháng nguyên trên bề mặt da và gây hiện tượng viêm da.
Triệu chứng nhận biết viêm da tiếp xúc
Biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhạy cảm của người bệnh. Các triệu chứng thường phát sinh vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với chất có khả năng gây dị ứng, kích ứng. Cụ thể:
• Da nổi mẩn đỏ tại vị trí tiếp xúc với nguyên nhân dị ứng.
• Trên bề mặt da có thể nổi mụn nước nhỏ hay bóng nước to.
• Tại vùng da bị viêm có cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát.
• Một thời gian sau, da trở nên khô và tróc vảy.
• Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện tại vị trí tiếp xúc với yếu tố dị nguyên. Tuy nhiên các biểu hiện bệnh cũng có thể lan rộng ra một số vị trí khác trên cơ thể, thậm chí là toàn thân.
Bệnh có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Viêm da tiếp xúc không phải là bệnh lý nguy hiểm. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng được chữa trị. Bệnh thường tiến triển ở mức độ cấp tính và điều trị không quá khó khăn. Thời gian để khắc phục bệnh viêm da tiếp xúc thường kéo dài từ 1 – 4 tuần, tùy theo từng mức độ của bệnh.
Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách, để tình trạng viêm, ngứa ngáy kéo dài sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, khó điều trị và có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường:
• Nhiễm trùng da: Biến chứng này xảy ra chủ yếu do cào gãi, chà xát da hoặc vệ sinh da không đúng cách, dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn, hoặc nấm. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy mủ, chốc lở.
• Viêm da thần kinh: Đây là hậu quả của việc thường xuyên cào, gãi lên vùng da bị viêm. Khi đó sẽ gây ra tình trạng trầy xước và co giãn mạn tính, khiến da trở nên dày cộm, sần sùi và đổi màu, gây ngứa ngáy dữ dội và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
• Viêm mô tế bào: Đây là biến chứng nặng hơn của nhiễm trùng với các triệu chứng đi kèm như sốt, ớn lạnh, đau/đỏ vùng da bị viêm. Với những người có hệ miễn dịch yếu, biến chứng này sẽ rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng do vi khuẩn có thể đi vào khớp, xương, dây chằng và tuần hoàn máu.
Ngoài ba biến chứng nêu trên, bệnh viêm da tiếp xúc cũng như các bệnh lý da liễu khác đều gây ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống và cả thẩm mỹ do có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Vì vậy ngay khi phát hiện những triệu chứng ban đầu, người bệnh hãy áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả để tránh những rủi ro, biến chứng có thể xảy ra.
Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc
Nếu đã được chẩn đoán chính xác là bệnh viêm da tiếp xúc. Bạn cần có những phương pháp điều trị thích hợp để giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế khả năng hình thành sẹo trên da.
Dưới đây là những cách điều trị bệnh phổ biến hiện nay:
1. Áp dụng các biện pháp cải thiện da tại nhà
Vấn đề quan trọng trong quá trình xử lý là phải xác định được nguyên nhân viêm da là do tiếp xúc với tác nhân nào, sau đó loại bỏ dị nguyên gây bệnh. Tiếp đến bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà ngay sau đây:
• Chườm lạnh: Người bệnh nên rửa sạch vùng da ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Sau đó chườm lạnh khoảng 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp giảm sưng, viêm, ngứa ngáy và hạn chế tổn thương da lan rộng.
• Sử dụng kem dưỡng ẩm: Việc dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ sẽ giúp giảm tình trạng khô ráp. Đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi da và giảm nguy cơ để lại sẹo sau khi điều trị.
• Dùng lá chè xanh: Bạn chỉ cần lấy lá chè xanh đun nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó, có thể lấy nước chè xanh để ngâm rửa vùng da bị viêm da tổn thương. Lá chè xanh giúp sát khuẩn, chống viêm và giảm ngứa hiệu quả.
• Dùng lá trầu không: Bạn dùng lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi với nước rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh, giúp chống nhiễm trùng và giảm ngứa rất tốt.
2. Sử dụng thuốc theo chỉ định
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định để phù hợp với từng nguyên nhân cụ thể như:
• Thuốc bôi chứa corticoid: Được dùng khi tổn thương trên da đã khô. Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa, sưng và chống dị ứng. Tuy nhiên, nếu da đang có hiện tượng chảy dịch cần tránh dùng thuốc bôi chứa corticoid.
• Hồ nước: Loại thuốc này giúp sát khuẩn nhẹ và bảo vệ vùng da bị tổn thương. Hồ nước thường được sử dụng khi tổn thương ở mức độ nhẹ nhằm ngăn ngừa tình trạng lan rộng.
• Thuốc kháng sinh đường uống: Loại thuốc này được dùng khi tổn thương da xảy ra trên diện rộng hoặc bị nhiễm trùng sâu, giúp phòng ngừa biến chứng và tiêu diệt vi khuẩn. • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Trong trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng bị bội nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc kháng sinh tại chỗ như Acid fusidic.
• Dung dịch Jarish: Đây là loại dung dịch có chứa nước cất, có tác dụng làm dịu tổn thương, làm sạch và khử trùng da. Bên cạnh đó, dung dịch Jarish còn làm giảm hiện tượng sưng đỏ và viêm trên da.
Điều trị viêm da tiếp xúc bằng các bài thuốc Đông y
Bệnh viêm da tiếp xúc thường có xu hướng khởi phát mạnh khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như xà phòng, chất tẩy rửa, côn trùng, kim loại,… Tuy nhiên theo Đông y, căn nguyên gốc rễ của bệnh xuất phát từ những những yếu tố bên trong cơ thể liên quan đến cơ địa, yếu tố miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể. Bởi ở những người có hệ miễn dịch kém, cơ địa dị ứng, thể trạng yếu mới dễ bị các yếu tố phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời cơ thể cũng dễ bị kích ứng khi tiếp xúc các yếu tố dị nguyên từ môi trường. Vì vậy các bài thuốc Đông y chữa viêm da tiếp xúc không chỉ tập trung cải thiện triệu chứng mà còn điều hòa khí huyết, giải phóng thấp nhiệt ứ trệ và bồi bổ sức khỏe. So với thuốc Tây, thuốc Đông y tác động toàn diện đến căn nguyên và biểu hiện lâm sàng của bệnh nên thường đem lại hiệu quả lâu dài.
Bên cạnh đó, bài thuốc cũng khắc phục được hạn chế tác dụng chậm của các bài thuốc Đông y thông thường hiện nay nhờ sử dụng phác đồ điều trị viêm da theo 3 GIAI ĐOẠN khoa học, chặt chẽ: XỬ LÝ TRIỆU CHỨNG - ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN - DỰ PHÒNG TÁI PHÁT.
Cơ chế và lộ trình điều trị của bài thuốc như sau:
• Giải độc, nâng cao chức năng tạng phủ: Ở giai đoạn đầu bài thuốc uống đi sâu tăng cường tạng phủ, thải loại toàn bộ độc tố ra khỏi cơ thể.
• Tăng miễn dịch, ổn định cơ địa: Khi độc tố được loại bỏ, hệ miễn dịch được tăng cường, cơ địa ổn định, chống dị ứng, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân dị ứng, kích ứng.
• Sát khuẩn, ngăn tổn thương lan rộng: Song song với quá trình thải độc bên trong, bài thuốc ngâm rửa giúp sát khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và khoanh vùng tổn thương.
• Lành tổn thương, tái tạo da: Bài thuốc uống và tinh chất thảo dược bôi ngoài giúp làm lành tổn thương, tác động đến lớp hạ bì, kích hoạt khả năng tự tái tạo của da.
Đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh 30 vị thuốc Nam. Trong đó, 100% dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO, an toàn không tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng. Nổi bật nhất là Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Ké đầu ngựa, Lá trầu không, Đơn đỏ…
Những lưu ý khi điều trị và cách phòng bệnh hiệu quả
Để hỗ trợ điều trị viêm da do tiếp xúc, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, bạn cần chú ý một số vấn đề trong ăn uống và sinh hoạt để có được hiệu quả tốt nhất:
• Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất trong suốt thời gian bị bệnh.
• Không gãi hoặc chà xát lên các vùng da bị tổn thương.
• Luôn giữ sạch vùng da bị viêm, tránh đổ nhiều mồ hôi để ngăn ngừa nhiễm trùng.
• Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh.
• Tăng cường bổ sung các loại rau xanh giàu chất xơ, các loại trái cây nhiều vitamin A, E, E. Nên ăn ột số loại ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt…
Bên cạnh đó, sau khi điều trị, bạn hãy chủ động phòng tránh bệnh bằng những lưu ý dưới đây:
• Tránh tiếp xúc với các chất mà bạn có tiền sử dị ứng.
• Nếu phải tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất, hay dung môi công nghiệp,... đừng quên đeo bao tay và sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.
• Sau khi tiếp xúc với côn trùng nọc độc hay nhựa cây, nên rửa sạch da để giảm nguy cơ tổn thương.
• Giữ nhà cửa sạch sẽ, phun khử trùng thường xuyên để loại bỏ côn trùng, vi khuẩn gây bệnh.
• Không nên mở cửa rèm và cửa sổ vào buổi tối để tránh côn trùng bay vào nhà.
• Chủ động tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Viêm da do tiếp xúc có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và gây mất thẩm mỹ nếu để lại sẹo. Vì vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng ban đầu, người bệnh nên tiến hành thăm khám để được tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Nhằm mang đến dịch vụ chăm sóc chu đáo nhất cũng như giúp quý khách hàng yên tâm trong quá trình thăm khám và điều trị.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: CÔNG TY CP. BỆNH VIỆN QUỐC TẾ NHÂN ĐỨC
Địa chỉ: Khu Lãm Làng, P. Vân Dương, TP. Bắc Ninh
Tel: 1900636255, Hotline: 0888456115
Email: clinic.nhanduc@gmail.com
Wedsite: http://benhvienquoctenhanduc.com/
http://benhvienquoctenhanduc.com/benh-dau-mat-do-o-tre-em-cha-me-can-luu-y
http://benhvienquoctenhanduc.com/benh-soi-o-tre-em
http://benhvienquoctenhanduc.com/tam-soat-dieu-tri-som-cac-di-chung-hau-covid